Ăn mòn kim loại là tình trạng mà hầu hết các công trình đều gặp phải. Nguyên nhân chủ yếu là do tác động của môi trường. Về lâu dài thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng chịu tải và chất lượng công trình.
Biện pháp chống rỉ sét và ăn mòn truyền thống
Sử dụng các vật liệu ít bị ăn mòn là phương pháp phổ biến nhất. Lớp sơn phủ bảo vệ có nhiệm vụ cách ly kim loại với môi trường. Nếu lớp bảo vệ này bị hỏng quá trình ăn mòn sẽ tiếp tục diễn ra. Thường thì lớp sơn bảo vệ chỉ có tác dụng vài năm. Một số công trình bị trong nước hoặc trong đất thì được kết hợp thêm biện pháp chống ăn mòn catot. Các công trình sử dụng giải pháp này như các giàn khoan biển, cầu cảng, hệ thống bồn bể đường ống… Biện pháp này sử dụng quá trình ăn mòn điện hóa để chống ăn mòn cho công trình.
Phương pháp sử dụng sơn mạ kẽm lạnh
Đầu tiên mọi người cần biết kẽm là lớp bảo vệ chống rỉ sét và ăn mòn rất hiệu quả. Kẽm được ứng dụng rất nhiều để chống nóng cho kim loại như mạ điện phân, mạ nhúng nóng hay phun kẽm.
Mạ kẽm lạnh là phủ lên bề mặt kim loại một lớp kẽm lỏng tương tự như sơn ở nhiệt độ môi trường bình thường, dung dịch kẽm lỏng được phun thành chùm các hạt kẽm bắn vào bề mặt kim loại. Dung dịch kẽm có chất gắn liên kết cùng các phụ gia giúp kẽm bám chặt vào bề mặt và sẽ khô lại nhanh chóng chỉ trong vài giờ.
[nz_icons icon=”icon-star” animate=”true” size=”medium” type=”none” icon_color=”” background_color=”” border_color=”” /] Chức năng của lớp phủ
Bảo vệ thụ động với lớp màng chắn bảo vệ kim loại như các loại sơn truyền thống. Bảo vệ chủ động là chức năng chống ăn mòn catot chức năng này có ở lớp phủ bảo vệ bằng mạ kẽm nhúng nóng.
[nz_icons icon=”icon-star” animate=”true” size=”medium” type=”none” icon_color=”” background_color=”” border_color=”” /]Quá trình mạ kẽm
Kẽm là một hỗn hợp dẫn điện rất tốt sau khi khô dòng điện được phép chạy liên tục về mọi hướng trên lớp mạ. Muốn lớp phủ có chức năng chống ăn mòn catot thì phải đáp ứng được điều kiện này. Phản ứng hóa học sẽ xảy ra khi trong lớp mạ có sự xuất hiện của ẩm ướt hình thành dung dịch điện phân, kẽm tham gia vào quá trình phản ứng, phân tán và giải phóng các electron tạo ra dòng điện chạy qua sắt thép dẫn đến cản trở sự phân tán của các ion thép và bắt đầu chu kỳ điện hóa. Kẽm sẽ hy sinh để bảo vệ bề mặt kim loại. Một lớp màng mỏng hình thành để che kín bề mặt lớp mạ kẽm. Lớp màng mới này có ưu điểm không thấm nước, ngăn cản nước và thời tiết tấn công làm dừng quá trình ăn mòn điện hóa.
[nz_icons icon=”icon-star” animate=”true” size=”medium” type=”none” icon_color=”” background_color=”” border_color=”” /]Một số loại sơn mạ kẽm được sử dụng trên thị trường
Sau một thời gian sử dụng lớp màng bảo vệ này bị hư hỏng, các phân tử kẽm lại sẵn sàng tham gia vào quá trình chống ăn mòn điện hóa mới. Giả sử trường hợp lớp mạ kẽm bị trầy xước thì ăn mòn cũng không thể thực hiện được “ý đồ” tạo rỉ của mình và tấn công vào bên dưới lớp mạ. Công trình của bạn vì thế sẽ được bảo vệ khỏi ăn mòn và tự hàn gắn “vết thương”. Các loại sơn truyền thống hay sơn kẽm khác với hàm lượng kẽm (không phải độ tinh khiết của kẽm) dưới 92% không thể có được những ưu điểm trên.
Hiện nay phương pháp sơn mạ kẽm được sử dụng cho hầu hết các công trình. Theo thời gian lớp mạ này sẽ mòn dần còn mức độ nhanh hay chậm tùy vào chất lượng mạ và môi trường ăn mòn. Khi đó, việc bảo trì bằng sơn phủ mạ kẽm lạnh thật sự là một giải pháp tối ưu nhất về mặt kỹ thuật và kinh tế vì lớp mạ kẽm mới sẽ liên kết phân tử với lớp mạ kẽm hiện hữu, duy trì chức năng chống ăn mòn catot. Ngoài ra, phương pháp này cho phép thi công dễ dàng như các sử dụng các loại sơn truyền thống.