Bình Dương là một tỉnh đang rất phát triển, các dự án nhà xưởng tại đây xuất hiện ngay càng nhiều. Dự án mà Tạp Chí Nhà Thép sắp giới thiệu đến mọi người sau đây có một điểm khác biệt vì nó là một nhà máy xanh, bao quanh công trình là những vườn cây nhiệt đới.
Nhà máy thiết kế độc đáo tại Việt Nam
Thiết kế độc đáo cho một nhà máy sản xuất thép tại Bình Dương, Việt Nam. Công trình nhà máy hướng tới sự xanh mát, tạo lại sự cân bằng cho không gian nhà máy. Chính nhờ vậy mà chúng ta được nhìn thấy một nhà máy với sự gần gũi thiên nhiên, phát huy đặc điểm nhiệt đới, đã mang đến một môi trường làm việc hoàn toàn mới mẻ.
Nishizawaarchitects – một xưởng thiết kế Việt – đã lên ý tưởng cho không gian nhà máy sản xuất thép. Để giải quyết vấn đề về kiến trúc với thiên nhiên và cảnh quan, họ sử dụng hệ thống cửa quay từ sàn đến trần – hệ thống trước đây chỉ được sử dụng cho các căn nhà phố.

Dự án này bao gồm nhà máy sản xuất, văn phòng,… phía bên ngoài bao gồm một mái nhà dài được lát gạch che phủ. Phần thú vị nhất của thiết kế này là bên trong, giúp nhà máy nâng cao tính thẩm mỹ và có hệ thống, tập trung vào việc tạo ra các không gian linh hoạt và chức năng. Nhà máy được khớp nối xung quanh một khu vườn nhiệt đới ngoài trời rộng 16m x 16m. Khu vườn xanh giúp không gian làm việc trở nên thoải mái hơn, giúp môi trường nơi đây trở nên mát mẻ và thoải mái hơn.

Những chiếc cửa được thiết kế theo kiểu mở giúp đón nhần làn gió trong lành thổi vào. Việc sử dụng gạch cho bên ngoài cho phép toà nhà thêm phần thẩm mỹ hơn với các màu đất sét tự nhiên tương phản khu vực xung quanh. Hơn nữa, gạch cũ được thu thập từ các công trình cũ và được sử dụng lại để che phủ bên ngoài. Mái nhà to làm bằng kim loại tôn mạ kẽm được nâng lên để bảo vệ khu vực làm việc bên trong khỏi ánh sáng mặt trời khắc nghiệt, gió và mưa.



Thiết kế này lưu giữ một số lượng lớn cây xanh tạo nên một môi trường làm việc gần gũi thiên nhiên. Sân và nước làm tăng cường đặc điểm của nhiệt đới và đa dạng sinh học






- Tìm hiểu thêm dịch vụ: Xây dựng nhà xưởng uy tín
Theo Archdaily