Để xác định kích thước chính của giàn, đơn vị thiết kế và thi công kết cấu thép sẽ dựa trên 4 yếu tố chính sau đây:
Nhịp giàn
Nhịp tình toán của giàn được xác định dựa trên cơ sở của phương án kiến trúc, phù hợp với mục đích sử dụng và giải pháp bố trí kết cấu công trình. Nếu giàn liên kết khớp với cột (giàn kê lên đầu cột) thì nhịp giàn là khoảng cách hai tâm gói tựa ở hai đầu giàn. Nếu liên kết cạnh bên với cột thì nhịp tính toán là khoảng cách mép giữa hai cột ở hai đầu giàn.Trong nhà công nghiệp, để thống nhất môđun, nhịp giàn được lấy theo mô đun 6m. Thường nhịp giàn có L bằng 18; 24; 30; 36m ngoài ra ở Việt Nam còn có thêm các loại nhịp 21; 27; 33m. Với giàn thường (tiết diện thanh là hai thép góc) nhịp hợp lý từ 18 đến 36m.
Chiều cao giàn
Với giàn cánh song song và giàn hình thang, chiều co giữa giàn hợp lý trong khoảng 1/5 ÷ 1/6L (L là nhịp giàn). Chiều cao này thường khó thỏa mãn điều kiện vận chuyển nên thường lấy nhỏ hơn bằng (1/7 ÷ 1/9) L. Với giàn tam giác chiều cao giàn phụ thuộc chủ yếu vào độ dốc của cánh trên. Khi mái dốc từ 22 đến 40 độ thì chiều cao giàn thường lấy trong khoảng (1/4 ÷ 1/3)L nếu mái lợp có yêu cầu độ dốc nhỏ hơn (lợp tôn) thì làm giàn tam giác có chiều cao đầu giàn là 450 mm.
Khoảng cách nút giàn
Khoảng cách nút giàn là khoảng cách giữa các tâm nút trên thanh cánh, khoảng cách này được xác định sau khi đã lựa chọn được hệ thanh bụng. Riêng trường hợp mái có xà gồ thì khoảng cách nút giàn ở cánh trên nên chọn bằng khoảng cách xà gỗ để tránh uốn cục cho cành trên, và thường lấy từ 1,5 đến 3m. Nếu tấm lợp là panen bê tông cốt thép rộng 1,5 m hoặc 3 m liên kết trực tiếp trên cánh giàn thì lấy bằng bề rộng panen. Khoảng cách nút giàn cánh dưới của giàn tam giác thường là 3 đến 6m, với giàn hình thang thường là 6m.
Có thể tham khảo một số thiết kế mẫu chọn kích thước chính của giàn hình thang như sau: độ dốc cánh trên i=12%; khoảng cách nút giàn cánh trên là 3m hoặc 1,5m; khoảng cách nút giàn cánh dưới là 6m; chiều cao đầu giàn là 2,2m (với giàn có nhịp từ 18 đến 36 m). Với mái lợp tôn và phibrô xi măng dùng giàn hình tam giác có độ dốc i=0,29 có chiều cao đầu giàn là 450 mm.
Bước giàn
Bước giàn là khoảng cách giữa các sàn trong một công trình, bước giàn được xác định từ yêu cầu kiến trúc và dây chuyền công nghệ, phù hợp với mô đun thống nhất các cấu kiện lắp ghép như tấm thường, tấm mái,… và thỏa mãn yêu cầu kinh tế. Với giàn thép bước hợp láy là 6m.