Tìm hiểu các phương pháp mạ kẽm

0
1487

Những công trình như nhà xưởng, nhà máy hiện nay đều sử dụng kết cấu thép. Việc mạ kim loại (mạ kẽm) có tác dụng chống lại ăn mòn hóa học dưới tác dụng của môi trường. Có 3 phương pháp mạ kim loại phổ biến trên thị trường hiện nay: phun sơn mạ kẽm, mạ điện phân và mạ kẽm nhúng nóng.

Tìm hiểu phương pháp mạ điện phân và mạ kẽm nhúng nóng

Mạ điện phân

Mục đích cách làm này là để chống sự ăn mòn, tăng độ cứng bề mặt… thông qua phương pháp điện phân để phủ một lớp kim loại mỏng lên vật cần mạ.

Mạ kẽm nhúng nóng kết cấu thép

Thép được nhúng trong kẽm nóng chảy nhằm tạo ra một lớp phủ chống rỉ sét. Thép mạ kẽm nhúng nóng có cấu hình tinh thể đặc trưng trên bề mặt của thép. Thép mạ kẽm nhúng nóng có độ bền tốt hơn các phương pháp mạ khác. Mạ kẽm nhúng nóng thường được sử dụng trong các công trình kết cấu thép ở ngoài trời, chịu tác động trực tiếp của thời tiết.

Một số vấn đề cần lưu ý khác khi mạ kẽm

[nz_icons icon=”icon-star” animate=”true” size=”medium” type=”none” icon_color=”” background_color=”” border_color=”” /]Kiểm tra chất lượng mạ theo các tiêu chuẩn sau

  • Kiểm tra đánh giá hình dáng bên ngoài.
  • Đo độ bền ăn mòn của mạ kim loại.
  • Đo độ cứng lớp mạ.
  • Đo chiều dày lớp mạ.
  • Đo độ xốp lớp mạ.
  • Đo độ kín lớp nhôm oxit.
  • Đo độ gắn bám của lớp mạ.
  • Kiểm tra bề mặt trước khi mạ điện phân.

[nz_icons icon=”icon-star” animate=”true” size=”medium” type=”none” icon_color=”” background_color=”” border_color=”” /]Gia công cơ học

Gia công cơ học giúp bề mặt vật mạ có độ đồng đều và độ nhẵn cao, lớp mạ bám chắc và đẹp. Gia công cơ học được thực hiện bằng nhiều cách: mài, đánh bóng, quay xóc, chải, phun tia cát, phun bi hoặc tia nước dưới áp suất cao. Quá trình gia công cơ học gây biến dạng lớp kim loại bề mặt, làm giảm độ gắn bám của lớp mạ vì thế trước khi mạ cần phải hoạt hóa bề mặt trong axit loãng rồi mạ ngay.

[nz_icons icon=”icon-star” animate=”true” size=”medium” type=”none” icon_color=”” background_color=”” border_color=”” /]Tẩy dầu mỡ

Qua nhiều công đoạn sản xuất cơ khí, bề mặt kim loại thường bị dính dầu mỡ, dù mỏng nhưng nó cũng khiến bề mặt trở nên kị nước, không tiếp xúc được với dung dịch tẩy hoặc mạ

[nz_icons icon=”icon-star” animate=”true” size=”medium” type=”none” icon_color=”” background_color=”” border_color=”” /]Tẩy gỉ

Bề mặt kim loại nền thường bị phủ một lớp oxit dày, gọi là gỉ. Muốn tẩy gỉ ta thường dùng axit loãng H2SO4 hay HCl hoặc hỗn hợp cả hai loại axit trên. Tẩy gỉ thường diễn ra 2 quá trình: hòa tan oxit và kim loại nền.

[nz_icons icon=”icon-star” animate=”true” size=”medium” type=”none” icon_color=”” background_color=”” border_color=”” /]Tẩy bóng điện hóa và hóa học

Tẩy bóng điện hóa nhằm mục đích tăng độ bóng bề mặt kim loại. Lớp mạ trên nó gắn bám tốt, ít lỗ thủng và tạo tính chất quang học đặc biệt. Do tốc độ hòa tan của phần lõm nhỏ hơn của phần lồi nên bề mặt được san bằng và trở nên nhẵn bóng. Cơ chế tẩy bóng hóa học cũng giống tẩy bóng điện hóa. Trong quá trình tẩy bóng cũng sẽ xuất hiện lớp màng mỏng cản trở hoặc kìm hãm tác dụng xâm thực của dung dịch với kim loại tại chỗ lõm.

[nz_icons icon=”icon-star” animate=”true” size=”medium” type=”none” icon_color=”” background_color=”” border_color=”” /]Tẩy nhẹ ( hoạt hóa bề mặt )

Cách làm này có tác dụng lấy đi lớp oxit rất mỏng, không nhìn thấy được. khi tẩy nhẹ xong, cấu trúc tinh thể của nền bị lộ ra, độ gắn bám sẽ tăng lên.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here