Tìm hiểu giàn thép trong kết cấu thép

0
4662

Giàn thép trong kết cấu thép

Giàn thép là một kết cấu rỗng bao gồm các thanh quy tụ và liên kết với nhau tại nút (mắt) giàn không qua một bản thép gọi là bản mã. Liên kết trong giàn thường dùng liên kết hàn, bulông hoặc đinh tán (Liên kết hàn dùng phương pháp phổ biến hơn cả).

Giàn gồm các thanh biên trên (gọi là thanh cánh trên) và thanh biên dưới. Các thanh còn lại nằm trong phạm vi tanh cánh trên và thanh cánh dưới là thanh bụng. Giàn thép làm việc cũng như dầm, có nghĩa là giàn phủ qua nhịp chịu uốn, nhận tải trọng và truyền xuống kết cấu đỡ nó. Nội lực trong các thành giàn chủ yếu là lực trụ (kéo hoặc nén) do vậy tiết kiệm vật liệu, nhẹ và cứng hơn dầm rất nhiều, tuy nhiên tốn công chế tạo hơn. Hình dạng của giàn dễ cấu tạo để phù hợp với yêu cầu của thiết kế kiến trúc.

Phân loại giàn

Theo công dụng

Giàn có tên gọi theo công dụng như: Giàn được làm kết cấu đỡ mái của nhà công nghiệp và dân dụng (thường được gọi là vì kèo), giàn cầu, giàn cầu trục, giàn tháp trụ, giàn cột điện, giàn tháp khoan,…

Theo cấu tạo của thành giàn

  • Giàn nhẹ: là giàn có nội lực trong các thành là nhỏ, các thanh giàn được cấu tạo từ một thép góc hoặc thép tròn.
  • Giàn thường: là loại phổ biến, dùng làm vì kèo mái lợp bằng tấm panen bê tông cốt thép hoặc cho các loại giàn có nội lực lớn nhất trong các thanh cánh dưới 5000 kN.
  • Giàn nặng: dùng cho các công trình chịu tải trọng nặng như giàn cầu, giàn cầu chạy,… có nội lực lớn nhất trong các thanh cánh thường không dưới 500 kN.

Theo sơ đồ kết cấu giàn có các loại

gian-thep

  • Giàn kiểu dầm là loại tựa khớp hai đầu. Cấu tạo loại này đơn giản dễ dựng lắp, ít chịu ảnh hưởng của nhiệt độ và không chịu ảnh hưởng của độ lún gối tựa. Giàn liên tục là loại siêu tĩnh nên cứng hơn so với giàn có sơ đồ đơn giản, do vậy giàn có chiều cao nhỏ hơn, tiết kiệm thép nhưng lại chịu ảnh hưởng của nhiệt độ và độ lún ác gối tựa, việc chế tạo và dựng lắp phức tạp hơn.
  • Giàn nút thừa là giàn có phần mút thừa, các thanh cánh phần mút thừa có nội lực ngược dấu với thanh cánh ở phần trong nhịp.
  • Giàn kiểu tháp trụ dùng cho công trình thép, trụ ăngteng, cột điện vượt sông,… mỗi kết cấu là một giàn phẳng.
  • Giàn kiểu khung dùng làm khung chịu lực chính trong nhà có nhịp lớn.
  • Giàn kiểu vòm vượt được nhiệp rất lớn (trên 60m) thường được dùng làm kết cấu chịu lực trong nhà triển lãm, công trình thể thao,…

Hãy cùng tham khảo Những thành phần, kết cấu cơ bản của một mẫu nhà xưởng

Hình dạng giàn thép kết cấu

Khi lựa chọn hình dạng dàn cần thoản mãn các yêu cầu sau:

Yêu cầu các loại giàn thép kết cấu

  • Yêu cầu của thiết kế kiến trúc và thoát nước mái
  • Kích thước và các bố trí cửa trời
  • Cách liên kết giàn với cột và phải tạo được kết cấu mái và công trình có đủ độ cứng cần thiết
  • Yêu cầu về kinh tế
lien-ket-cau-kien-thep-3
các dạng giàn

Các hình dạng giàn thép kết cấu khác nhau:

  • Giàn tam giác
  • Giàn cánh song song
  • Giàn hình thang
  • Giàn cánh cung

Mỗi loại giàn sẽ được thi công dựa vào các công trình phù hợp, không có loại giàn nào phù hợp cho tất cả. Hãy liên hệ công ty WorldSteel để nhận tư vấn phù hợp.

Tư vấn xây nhà công nghiệp: Công Ty Nhà Thép Tiền Chế. Bạn sẽ được tư vấn những giải pháp tối ưu nhất bởi công ty uy tín và kinh nghiệm bậc nhất hiện nay.

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here